Tình trạng chốt lời trong phiên hôm nay (14/3) đã khiến chỉ số chính VN-Index điều chỉnh 6,25 điểm tương ứng 0,49% về còn 1.264,26 điểm.
Sàn HoSE có 292 mã giảm giá so với 193 mã tăng. Trong đó, riêng rổ VN30 có 22 mã giảm và chỉ có 4 mã tăng giá. Chỉ số VN30-Index giảm 11,96 điểm tương ứng đánh rơi 0,94%, thiệt hại lớn hơn so với VN-Index.
Nhà đầu tư đang tìm cơ hội tại những mã cổ phiếu nhỏ. Bằng chứng là trong khi các mã lớn giảm thì chỉ số VNSML-Index đại diện cho cổ phiếu penny vẫn tăng 13,86 điểm tương ứng 0,93%. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 1,48 điểm tương ứng 0,62% và UPCoM-Index nhích nhẹ 0,09 điểm tương ứng 0,1%.
Mặc dù độ rộng sàn HoSE nghiêng về phía các mã giảm giá nhưng thị trường đang được hỗ trợ bởi dòng tiền mạnh. Không một mã nào trên sàn HoSE rơi vào trạng thái giảm sàn phiên hôm nay. Chỉ cần giá cổ phiếu điều chỉnh lập tức đã thu hút tiền chực chờ đổ xô vào mua.
Thanh khoản sàn HoSE dâng cao hơn so với phiên hôm qua (Nguồn: VNDS).
Kết phiên, khối lượng giao dịch sàn HoSE vượt mốc 1 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch lên tới 27.962 tỷ đồng. Trên HNX, khối lượng giao dịch ở mức 162,8 triệu đơn vị tương ứng 3.446,8 tỷ đồng và con số này ở UPCoM là 465, triệu cổ phiếu tương ứng 561,9 tỷ đồng. Tính chung, tiền đổ vào mua cổ phiếu xấp xỉ 32.000 tỷ đồng.
Bão thanh khoản tiếp tục nổi lên tại nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán. SHS dẫn đầu khớp lệnh toàn thị trường với khối lượng khớp lệnh tới 63,4 triệu đơn vị. Mã này đóng cửa tăng 3,2%. Bên cạnh đó, VIX cũng giao dịch tới 46,8 triệu cổ phiếu, giá tăng 3,5%.
Một số mã khác mặc dù điều chỉnh nhưng hoạt động mua bán vẫn rất sôi động. VND khớp lệnh gần 40,2 triệu cổ phiếu, giảm 1,1%; SSI khớp lệnh 39,4 triệu cổ phiếu, giảm nhẹ 0,3%.
Cổ phiếu HPG của Hòa Phát phiên này giảm 1,5% và khớp lệnh cũng ở mức cao, đạt 30,8 triệu đơn vị. Một số mã cùng ngành khác cũng điều chỉnh, như SMC giảm 2,4%; POM giảm 1,5%; HSG giảm 1,5%; TLH giảm 1,4%..
Ngành ngân hàng bị chốt lời và nhuốm đỏ bảng điện, tuy vậy mức điều chỉnh không lớn. CTG điều chỉnh mạnh nhất HoSE, đánh rơi 2%. OCB, MSB, MBB, BID cùng giảm 1,7%.
Chiều ngược lại, một số cổ phiếu bất động sản có diễn biến tích cực: IJC tăng trần, khớp lệnh 11,6 triệu cổ phiếu; KBC tăng 3,2%, khớp lệnh 24,5 triệu đơn vị; HDC tăng 2,1%; HDG tăng 2,1%; VIC tăng 2,1%; CRE tăng 1,9%; DIG tăng 1,9% và khớp lệnh 35,3 triệu đơn vị.
Giao dịch trên thị trường chứng khoán sôi động trong bối cảnh sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
" alt=""/>Xấp xỉ 32.000 tỷ đồng đổ vào thị trường chứng khoánLực cầu yếu khiến chỉ cần áp lực bán tăng lên, lập tức VN-Index liền lao dốc trong phiên chiều 24/10. Chỉ số đại diện sàn HoSE đóng cửa ở mức thấp nhất phiên, ghi nhận thiệt hại 13,49 điểm tương ứng 1,06% còn 1.257,41 điểm. Như vậy, phiên này, chỉ số đã thủng cả ngưỡng 1.270 điểm và 1.260 điểm.
Không một mã này giảm sàn trên HoSE nhưng chỉ số vẫn suy yếu nhanh, nguyên nhân đến từ áp lực giảm của nhóm vốn hóa lớn. Với 22 mã giảm giá, VN30-Index đánh mất tới 20,1 điểm tương ứng 1,49%, mức thiệt hại nặng hơn nhiều so với VN-Index.
VN-Index đóng cửa thấp nhất phiên (Ảnh chụp màn hình).
HNX-Index cũng giảm 1,81 điểm tương ứng 0,8% trong khi UPCoM-Index điều chỉnh nhẹ 0,06 điểm tương ứng 0,07%. Toàn thị trường chỉ có 6 mã giảm sàn, 489 mã giảm so với 297 mã tăng, 25 mã tăng trần. Đồng thời, có tới 690 mã không hề phát sinh giao dịch.
Thanh khoản thấp. Mặc dù ở phiên chiều nhiều chỉ số đã chiết khấu giá thấp hơn nhưng thanh khoản toàn phiên trên HoSE vẫn chỉ đạt 673,13 triệu cổ phiếu tương ứng 15.980,78 tỷ đồng. Con số này trên HNX là 34,6 triệu đơn vị tương ứng 612,59 tỷ đồng. Thị trường UPCoM có 27,92 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 314,01 tỷ đồng.
VHM tiếp tục là cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Trong mức giảm 13,49 điểm của chỉ số thì một mình VHM đã góp vào 2,49 điểm. CTG cũng kéo lùi VN-Index 1,11 điểm; TCB là 0,94 điểm.
Cụ thể, trong rổ VN30, VHM và STB là 2 mã giảm mạnh nhất, biên độ thiệt hại là 6,7%, áp sát mức giá sàn. STB giảm 6,7% về còn 33.400 đồng, cách giá sàn 100 đồng; VHM giảm 6,7% còn 43.850 đồng và cũng cách giá sàn đúng 100 đồng. Khớp lệnh tại 2 mã đều đạt cao, STB khớp lệnh 32,2 triệu cổ phiếu và VHM khớp lệnh 33,6 triệu cổ phiếu.
VHM giảm giá mạnh ngay trong 2 phiên đầu tiên thực hiện việc mua lại cổ phiếu. Theo kế hoạch, Vinhomes thực hiện mua lại 370 triệu cổ phiếu VHM từ ngày 23/10 đến 22/11.
Phần lớn cổ phiếu bất động sản chịu áp lực điều chỉnh. Ngoài VHM thì 2 mã còn lại thuộc "họ" Vin cũng giảm sâu, VRE và VIC cùng giảm 2,7%. VRE giảm về 18.150 đồng và VIC giảm về 42.050 đồng.
Các cổ phiếu khác cùng ngành như SGR giảm 4%; HQC giảm 2,5%; CCL giảm 2,4%; SZC giảm 2,3%; DXG giảm 2,1%. Nhiều mã cổ phiếu điều chỉnh cuối phiên sau khi đạt được trạng thái tăng trong phiên sáng.
Mặc dù vậy vẫn có những mã bất động sản tăng giá tốt, dẫn đầu là QCG. Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai sau khi bị chốt lời, thậm chí dư bán giá sàn trong phiên hôm qua thì nay đã quay lại đường đua, tăng trần lên 11.000 đồng và có dư mua giá trần, khớp lệnh 2,6 triệu cổ phiếu. NVT tăng 5,1%; CKG, VRC, KDH, PTL, KOS, LDG, TDH, BCM, SJS tăng.
Ngoại trừ ông lớn VCB tăng nhẹ thì hầu hết cổ phiếu ngân hàng đều giảm giá, trong đó STB giảm mạnh nhất. Ngoài ra, MSB cũng giảm 3,9%; TPB giảm 3,4%; TCB giảm 2,3%; VPB giảm 2,2%; MBB giảm 2,2%. So với thị trường chung thì thanh khoản các mã trên đều ở mức cao. VPB khớp lệnh 26 triệu cổ phiếu; TPB khớp lệnh 18,3 triệu cổ phiếu, MSB khớp 16,3 triệu cổ phiếu.
" alt=""/>Chứng khoán lao dốc, bất ngờ tại một số cổ phiếu "nóng"Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia lúc 16h ngày 6/9, vị trí tâm bão Yagi vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc); cách Quảng Ninh khoảng 420km về phía Đông Đông Nam.
Khoảng 15h hôm nay, một cơn dông gió mạnh kèm mưa lớn bất ngờ xuất hiện ở Hà Nội. Sau trận mưa lớn, mặc dù trời đã tạnh nhưng những người đi xe công nghệ vẫn gặp khó khăn, không thể đặt được xe trên các ứng dụng và buộc phải lựa chọn các phương tiện di chuyển khác.
Sau khi tan làm, chị Phương Linh (Thanh Xuân, Hà Nội), theo thói quen bật các app xe công nghệ để tìm tài xế chở mình về đón con gái. Thế nhưng, khác với ngày thường, trên màn hình hiển thị của ứng dụng lại chỉ hiện một vài biểu tượng tài xế xung quanh.
Sau hơn 20 phút không thể kết nối với bất cứ tài xế nào, chị đã buộc phải hủy chuyến để chuyển sang ứng dụng thứ hai. Thế nhưng, tình trạng vẫn không khác hơn là bao dù các hãng xe công nghệ tăng liên tục tăng giá.
Quãng đường hơn 4km từ Kim Mã, Ba Đình về Nhân Chính, Thanh Xuân giá xe ô tô công nghệ nhảy liên tục từ 95.000 đồng lên 106.000 đồng, rồi 117.000 đồng, 131.000 đồng và 148.000 đồng, nhưng vẫn không có tài xế nhận.
"Những ngày mưa gió, việc đặt xe càng trở nên khó khăn hơn. Tôi đã thử đến 3 app của 3 hãng khác nhau nhưng vẫn không có tài xế nào nhận chuyến", chị Linh chán nản nói.
Giá gọi xe công nghệ di chuyển từ Ba Đình về Thanh Xuân liên tục tăng cao (Ảnh chụp màn hình).
Do đặc thù công việc, anh Huy Thành (Tây Hồ, Hà Nội) chủ yếu đi làm bằng xe ôm công nghệ. Khoảng 16h, mưa đã tạnh hẳn nhưng anh vẫn không bắt được xe về nhà dù mở tất cả các ứng dụng như Be, Grab, Xanh SM...
Anh tiếp tục chờ ở cơ quan đến 17h30 nhưng vẫn không có tài xế nào nhận, dù giá cước không ngừng tăng. Cuối cùng, anh Thành phải gọi người thân tới đón để về kịp ăn tối cùng gia đình.
"Trời mưa nên tôi rất muốn nhanh chóng về nhà nhưng lại rất khó đặt xe công nghệ, mặc dù mình sẵn sàng chấp nhận đi giá cao, vẫn không ai nhận cuốc", anh Thành bức xúc.
Những ngày mưa, các ứng dụng đặt xe công nghệ đều đồng loạt tăng giá từ 30% tới 50% nhưng tài xế vẫn không nhận cuốc mới bởi thời gian di chuyển trên đường quá lâu.
Một tài xế chạy xe công nghệ tại Hà Nội cho biết, thông thường trời mưa đa phần các tài xế sẽ tắt ứng dụng để về nghỉ ngơi, do chạy trong thời tiết mưa gió vất vả nhưng doanh thu cũng không được bao nhiêu.
Dù trời mưa các ứng dụng gọi xe có thể tăng giá gấp 2 lần, nhưng do mức chiết khấu từ các ứng dụng gọi xe quá cao, tài xế cũng không hưởng được là bao. "Mưa thì mình hay tắt app về nghỉ chứ chạy cũng không được bao nhiêu. Đã thế, lỡ gặp tắc đường hay sự cố thì vừa mất thời gian, vừa tốn tiền nếu xe bị hỏng", người tài xế chia sẻ.
Không riêng việc di chuyển, các ứng dụng đặt đồ ăn cũng rơi vào tình trạng quá tải. Thu Loan (Đống Đa, Hà Nội) phải chờ hơn 1 giờ đồng hồ để có đồ ăn giao tới tận nhà, dù cửa hàng chỉ cách nhà cô khoảng 2km.
Ngoài việc chờ đợi lâu, vào những ngày mưa gió, phí vận chuyển của các ứng dụng đặt đồ ăn cũng tăng từ 30% trở lên. Nếu ngày bình thường, tiền vận chuyển khoảng 20.000 đồng cho những cung đường 2km, thì vào ngày mưa dễ tắc đường thì phí vận chuyển cho cung đường tương tự sẽ lên mức gần 40.000 đồng.
" alt=""/>Siêu bão Yagi chuẩn bị đổ bộ, khách đỏ mắt chờ xe công nghệ tại Hà Nội